Thursday, June 13, 2013

Liệu Effortless English có dành cho beginner?

Hôm nay ngồi chợt nhớ lại ngày trước, mình từng giới thiệu phương pháp Effortless này cho các bạn của mình. Hồi đó vẫn còn ít người biết đến Effortless chứ chưa như bây giờ, nhiều người trong đó có mình cũng chưa thật sự hoàn toàn tin vào phương pháp này. Nhưng giờ mọi chuyện đã khác, và hôm nay mình cũng không nói về chuyện đó nữa.

Điều mình muốn nói là về một số người bạn mình, cũng là sinh viên, nhưng trình độ hoàn toàn là beginer, họ nắm được ngữ pháp cũng chưa phải là tốt và nghe thì hoàn toàn mù tịt. Và khi học theo Effortless thì rất nản vì ngay cả những bài đầu tiên bộ Original cũng đã là khá khó. Và bạn mình đi đến kết luận cái này phải dành cho ai đã có một lượng kiến thức nhất định. Và quả thật giờ nghĩ lại thì điều này có lẽ đúng.

Mình không ở vào hoàn cảnh của các bạn ý vì lúc mình bắt đầu nghe Effortless thì mình cũng đã có một nền tảng ngữ pháp tương đối khá và mình luyện nghe (theo kiểu cứ nghe càng nhiều càng tốt, tắm ngôn ngữ) cũng được một thời gian tương đối tầm 2 năm. Trình độ ở vào mức tương đối khá. Vậy lời khuyên cho những beginner thế nào đây.

Mình nghĩ phương pháp Effortless là rất chính xác, 7 rules ý, nhưng bộ DVD thì chưa có bộ nào hướng đến đối tượng Beginner cả. Lời khuyên của mình là dùng 7 quy tắc kia cho những bộ giáo trình dễ hơn. Ví dụ các bạn có thể dùng new headway cũng được. Ban đầu các bạn chỉ việc nghe càng nhiều càng tốt, càng dễ càng tốt và không cần phải nói. Giống trẻ con có thời kì đầu chỉ biết nằm nghe bố mẹ nói những câu dễ. Cái này AJ gọi là silent period, có clip nói về cái này nhưng hiện tại lâu rồi mình không nhớ rõ lắm, mọi người có thể vào trang podcast của thầy hoặc nếu ai dùng itunes ( download free nhé) để vào tìm. Cái podcast này mình có nói đến 1 lần nhưng lần đó mình chưa đưa link itunes thì phải, có cái này quản lý rất dễ, thầy hiện nay vẫn update podcast, trên itunes có thể thấy.

https://itunes.apple.com/us/podcast/effortless-english-podcast/id188333691

Tuy nhiên như mình nói ở bài post lần trước là động lực chiếm đến 80%. Những bạn beginner thì càng phải nỗ lực hơn nữa. Lý tưởng là nghe 24/7 cứ rảnh là nghe, và cố gằng nghe bài có text đi kèm sẽ tốt hơn. Đừng nên nghe CNN hay BBC từ đầu, VOA special cũng là một cái hay nhưng theo mình không nên lạm dụng vì nó đọc rất chậm mà vốn từ lại tương đối khó. Theo mình là ngay từ đầu nên nghe tốc độ bình thường (tất nhiên không phải nhanh) mà vốn từ lại dễ. Cái này quan điểm cá nhân nhé Fan VOA đừng ném đá ( hồi trước mình cũng luyện VOA một thời gian nhưng sau chán).

OK, hy vọng bài viết này có ích cho các bạn, nếu có gì thắc mắc các bạn hãy để lại comment. Mình sẽ tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm và quan điểm của mình trong các bài tiếp theo.

Goodluck and happy studies.

Tuesday, June 4, 2013

Điều quan trọng nhất khi học Effortless English

Hôm nay mình sẽ nói đến một vấn đề cốt lõi khi học Effortless English, hay rộng hơn là là trong bất kì lĩnh vực nào mà các bạn theo đuổi.  Nhiều người học Effortless English thường tập trung vào việc cách học thế nào, sử dụng bài học ra làm sao,qua nhiều câu hỏi các bạn đặt ra cho mình thì mình thấy như vậy. Tuy nhiên 1 điều quan trọng không kém đó là vấn đề tâm lý.

“Success comes from 20% of skills and 80% of psychology”

Câu trên là của AJ trích lại từ một diễn giả nổi tiếng tên là Tony Robbins. Theo AJ lẫn TR, thành công chiếm đến 80% về tâm lý và động lực của người học. Vậy làm thế nào để có được động lực suốt thời gian học Effortless hay nhiều lĩnh vực khác nói chung. Đây là 1 câu hỏi khó, thời gian đầu cũng có nhiều người hỏi mình về vấn đề này. “Tại sao cậu lại có thể 1 ngày nghe tiếng anh đến 5 6 tiếng, nghe suốt 2 3 năm liên tiếp vậy mà không chán hay mệt mỏi?” Và bản thân những người bạn mình thì nhiều người đã bỏ cuộc sau vài tuần, thậm chí vài ngày.

Nói đến bản thân mình, quả thật mình cũng không rõ làm sao mình có được một động lực lớn như vậy. Có lẽ nếu nhớ không lầm thì sau 1 khóa học có người nước ngoài, mình học xong cảm thấy việc nghe được người nước ngoài nói, có thể giao tiếp được với họ đã  tiếp thêm động lực cho mình. Và từ đó mỗi ngày mình cố gắng nghe nhiều hơn rồi dần dần đam mê lúc nào không hay.

Tuy nhiên với nhiều người thì chưa có động lực như vậy. Lời khuyên cho các bạn có lẽ là chịu đau trong thời gian đầu thôi. Mình nghĩ ai cũng có mơ ước nói chuyện thành thạo với người nước ngoài, nhưng vạn sự khởi đầu nan, gian nan bắt đầu nản. Ngay từ đầu học mà không thấy tiến bộ gì thì nhiều người sẽ từ bỏ. Hoặc là nhiều người lại bảo nghe tiếng anh rất buồn ngủ, đặc biệt khi nghe Effortless thì phải nghe đi nghe lại còn chán và buồn ngủ hơn nữa, mình nghĩ đó là các bạn chưa tìm được cảm hứng và bộ não các bạn càng ngày càng yếu đi. Khi đó bạn phải tự cứu mình bằng cách nghĩ đến những điều tốt đẹp như mình sẽ nói  tiếng anh thành thạo vào 1 ngày nào đó, rồi tự đặt ra quyết tâm nếu chưa nghe đủ thì không rời khỏi phòng chẳng hạn. Nếu làm được điều này tầm 1 tháng mình nghĩ sau thời gian đó nếu may mắn các bạn có thể nghe được tương đối thì cảm hứng trào dâng, khi đó sẽ dễ thở hơn nhiều.

Thật ra mình viết bài này do có 1 bạn hỏi mình về vấn đề động lực và tâm lý. Mình thấy nhiều người đã gặp phải nhưng hiện mình cũng chưa có 1 cách hiệu quả để đưa ra. Nói chung nó cũng là 1 vấn đề lớn. Mình từng xem nhiều bài diễn thuyết của AJ lẫn TR, cũng rút ra những bài học nhất định nhưng bản thân áp dụng cũng chưa được bao nhiêu, và mình cũng sợ rằng sau khi viết bài này nói dông dài cũng chưa giúp gì cho các bạn. Đầu óc cũng suy nghĩ là không biết nên nói gì bắt đầu từ đâu nữa.

Thôi để kết thúc mình xin đưa ra 1 câu để các bạn hành động, còn có được động lực hay không, nó tùy vào các bạn, có lẽ cũng không có 1 công thức cho điều này. Đọc xong các bạn hãy thực hiện luôn các điều sau:

  • 1 ngày quyết tâm nghe ít nhất 1 đến 2 tiếng dù cảm thấy khó chịu hay buồn ngủ (tốt nhất nên vừa đi bộ vừa nghe để tránh buồn ngủ, dù bạn tin hay không nó cũng tiếp thêm năng lượng đó)
  • trước khi nghe hãy lên dây cót bằng cách nghĩ đến ngày thành công
  • thường xuyên nói chuyện với những người đã học thành công Effortless để tiếp thêm động lực (đó là lý do tại sao mình lập blog này)

Nếu ai đó còn vướng mắc điều gì thì cứ comment, chia sẻ method là một, hai là tiếp thêm động lực cho psychology nhé.

P/S: Quên mất 1 điều, các bạn hãy chăm chỉ nghe podcast, có bài viết mình nói về vấn đề này rồi, trong đó có nhiều bài phân tích kĩ hơn về vấn đề này do chính thầy AJ đọc.